Phó hiệu trưởng
Kế hoạch năm 2018-2019
PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐIỀN LỘC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số04/KH-CM Điền Lộc, ngày 25 tháng 9 năm 2018
KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2018- 2019
A.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
- Căn cứ Công văn số 2052/SGDĐT-GDTH ngày 30/8/2018, V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2018 - 2019 của Sở GD&ĐT; Báo cáo tổng kết năm học 2017 - 2018 và phướng hướng nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 của UBND huyện Phong Điền, thực hiện hướng dẫn số 310/PGDĐT-GDTH ngày 10 tháng 9 năm 2018 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Phong Điền. V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 cấp Tiểu học.
Căn cứ tình hình thực tế của Trường Tiểu học Điền Lộc, nhà trường xây dựng kế hoạch năm học 2018 – 2019 như sau:
I. Thuận lợi:
- Nhà trường luôn được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng uỷ, chính quyền địa phương, sự phối hợp hỗ trợ của các tổ chức trên địa bàn, sự chỉ đạo sâu sát của Phòng GD&ĐT Phong Điền.
- Tập thể HĐSP luôn đoàn kết thống nhất trong quá trình tổ chức hoạt động.
- Đội ngũ CBGVNV có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với nghề, có trách nhiệm cao với công tác được giao.
II. Khó khăn:
- Toàn trường còn 2 khối lớp chưa tổ chức học 2 buổi/ ngày ( Khối 4&5 ).
- Địa bàn dân cư rộng, có cơ sở cách xa trường nên công tác quản lý chỉ đạo không thuận lợi, thiếu kịp thời.
- Một bộ phận PHHS chưa quan tâm đến điều kiện học tập của con em nên việc phối kết hợp giáo dục đạt kết quả còn thấp.
- Thiếu một số phòng học và phòng chức năng
+ Hiện trường chưa đủ phòng học để tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày (còn thiếu 3 phòng).
+ Thiếu 1 phòng chức năng dành cho môn Mỹ thuật.
+ Thiếu 1 phòng giáo dục thể chất.
+ Thiếu 1 phòng để thiết bị giáo dục.
+ Xây dựng thư viện tiên tiến (90m2) trong thực tế mới có 48m2.
+ Thiếu 1 phòng truyền thống.
B.MỘT SỐ NHIỆM VỤ, CHỈ TIÊU CỤ THỂ
I.Công tác phát triến số lượng:
1 Số lượng:
Trường Tiểu học Điền Lộc gồm 367em/15 lớp ,được phân bố 2 cơ sở: Cơ sở A và cơ sở Mỹ Hòa ,Tân Hội cụ thể:
Lớp 1: 95 học sinh/4 lớp
Lớp 2: 63 học sinh/3 lớp
Lớp 3: 63 học sinh/3 lớp
Lớp 4: 70 học sinh/2 lớp
Lớp 5: 76 học sinh/3 lớp
2.Biên pháp duy trì số lượng:
- Thường xuyên kiểm tra việc học chuyên cần của học sinh, kịp thời động viên học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đến lớp .
- Phối kết hợp với phụ huynh học sinh để động viên học sinh đến lớp đầy đủ.
- Có biện pháp kịp thời với những em đi học chưa thường xuyên.
II. Công tác phát triến giáo dục:
1.Thực hiện nội dung chương trình.
- Thực hiện chương trình các môn học một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn giáo dục địa phương theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học; Công văn số 5842/BGD&ĐT-VP ngày 01/9/2011 về Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông. Quyết định số 3321/QĐ-BGDĐT ngày 12/8/2014 về việc Ban hành Chương trình thí điểm tiếng Anh tiểu học.
- Tích hợp hợp lí, hiệu quả các nội dung giáo dục như Bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, quyền và bổn phận của trẻ em, an toàn giao thông, giáo dục kĩ năng sống, phòng tránh tai nạn thương tích, ứng phó với biến đổi khí hậu, bình đẳng giới…Tập trung chỉ đạo tích hợp dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số vào tất cả các môn học và hoạt động giáo dục để các em có điều kiện nói, đọc, hiểu và viết được tiếng Việt tốt hơn. Việc tích hợp không gây áp lực học tập đối với học sinh và giảng dạy đối với giáo viên.
- Tiếp tục triển khai nghiêm túc việc giảng dạy giáo dục địa phương theo công văn số 5982/BGDĐT-GDTH ngày 07/7/2008 về thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở các cấp học phổ thông và thực hiện dạy học theo tài liệu được Sở biên soạn. Sở phối hợp với Phòng GD&ĐT kiểm tra các trường tiểu học tổ chức dạy học phần giáo dục địa phương.
- Tiếp tục tổ chức dạy học 2 môn tự chọn Tin học theo công văn số 274/PG&ĐT về hướng dẫn thực hiện chương trình, sách dạy học môn Tin học cấp Tiểu học từ năm học: 2017-2018 ngày 30/08/2017 và môn Tiếng Anh theo công văn số 122/PG&ĐT-CM về triển khai việc dạy và học Tiếng Anh cấp Tiểu học từ năm học: 2017-2018 ngày 12/4/2017 thực hiện chương trình, dạy và học môn Tin học theo sách mới với thời lượng 2 tiết/ tuần từ khối 3 đến khối 5. Môn Tiếng Anh 4 tiết/ tuần khối 3, Khối 4, 5 2tiết/ tuần
- Tiếp tục triển khai dạy học Mỹ thuật đa phương tiện theo tinh thần của công văn số 2245/SGDĐT-GDTH ngày 18/9/2015 và sử dụng hiệu quả “Tài liệu dạy học Mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học” đã được trang cấp. Việc sử dụng phương pháp Đan Mạch cần dựa trên cơ sở các tiết học của chương trình hiện hành.
- Triển khai dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục (CGD)Thực
hiện tốt Quyết định số 2222/QĐ-BGDĐT ngày 01/7/2016 về việc Ban hành kế hoạch triển khai dạy học Tiếng Việt lớp 1 CGD năm học 2016 – 2017, công văn số 250/PGDĐT-CM V/v hướng dẫn thực hiện chương trình Tiếng Việt lớp 1 (CGD)
năm học 2018 - 2019
- Tiếp tục triển khai và thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” và việc dạy học ứng dụng một số thành tố tích cực của VNEN, phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm”.
2. Chất lượng giáo dục
a/Yêu cầu: Kiến thức truyền đạt phải phù hợp với từng đối tượng học sinh trên cơ sở đảm bảo chắc kiến thức kĩ năng của chương trình ở các khối lớp.
- Học sinh lên lớp đúng thực chất, đặc biệt là học sinh lớp 5. Tích cực xoá học sinh có kiến thức, kỹ năng và năng lực hạn chế ở các khối lớp.
- Phát triển học sinh năng khiếu cả về chất lượng và số lượng.
b/ Biện pháp:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai phân loại học sinh có kiến thức, kỹ năng và năng lực hạn chế, học sinh năng khiếu ngay từ đầu năm để tổ chức rèn luyện bồi dưỡng và phụ đạo.
-Tổ chức họp phụ huynh học sinh để thông báo tình hình và phối hợp các giải pháp để thực hiện.
- Tập trung chỉ đạo thực hiện dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình. Chú trọng tổ chức hoạt động học và trò chơi học tập trong từng tiết học; giúp học sinh biết kết hợp với bạn, học tập từ bạn, nhận xét giúp đỡ bạn về cả kiến thức và kĩ năng. Phát huy tác dụng hiệu quả của các TBDH và ứng dụng CNTT cho việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Triển khai kế hoạch ôn tập kiến thức, tổ chức kiểm tra định kì bằng hình thức kiểm tra theo hướng đề chung theo khối lớp và đánh giá chất lượng nghiêm túc, đúng quy định, đúng thực chất.
- Làm tốt công tác chủ nhiệm, gần gũi hướng dẫn giúp đỡ học sinh trong quá trình dạy học và thực hiện các cuộc vận động.
- Chuyên môn trường và tổ chuyên môn phối hợp tổ chức sinh hoạt chuyên môn đảm bảo, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng.
- Xây dựng phong trào“ Vở sạch, chữ đẹp” trước hết chữ viết của thầy cô phải đúng mẫu, đẹp. Đối với chữ viết học sinh phải có kế hoạch kiểm tra hàng ngày, hàng tuần, kiểm tra chéo trong tổ và tổ chức hội thi cấp trường theo kế hoạch. Về bảo quản phải hướng dẫn học sinh cẩn thận, quy định thống nhất đầu vở, cách ghi chép, bao bọc…ngay từ đầu năm.
- Thường xuyên kết hợp với PHHS để phối hợp giáo dục và kiểm tra đánh giá.
3. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
a/ Yêu cầu: Trên cơ sở nội dung và yêu cầu của phong trào thi đua: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Thực hiện nội dung giáo dục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” lồng ghép vào các môn học Đạo đức, Tự nhiên & xã hội, Tiếng Việt, Lịch sử, và ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục cho các em nhận thức được các chuẩn mực đạo đức, rèn luyện kỹ năng, hành vi thái độ, hành vi ứng xử đúng đắn với mọi người xung quanh và môi trường thiên nhiên đang sống.
- Đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục thông qua việc học và làm theo “ 5 điều Bác Hồ dạy” Thực hiện tốt chủ đề, chủ điểm năm học của Đội TNTP và các nội dung quy định của trường, lớp.
b/ Biện pháp:
- Theo dõi kiểm tra đánh giá hành vi của học sinh, chấn chỉnh những hành vi sai trái, nêu gương những em có đức tính và việc làm tốt.
- Thường xuyên giáo dục tình cảm đạo đức đến học sinh qua quá trình dạy học, gần gũi thương yêu, nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với học sinh, đặc biệt là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh yếu, học sinh cá biệt.
- Tổ chức triển khai sáng tạo và kịp thời nội dung, ý nghĩa phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đến với học sinh.
- TPT và GVCN phải làm tốt và phong phú về nội dung đối với tiết sinh hoạt cuối tuần.
- Phối hợp tổ chức các hoạt động tập thể có nhiều nội dung phong phú để giáo dục học sinh.
- Liên Đội phải bố trí đội cờ đỏ và xây dựng các tiêu chí cụ thể, rõ ràng , tổ chức tập huấn để thực hiện có hiệu quả công tác thi đua.
c/ chỉ tiêu:
- Kết quả theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học xếp loại hoàn thành tốt và hoàn thành: 363/367 em, đạt tỉ lệ 98,9%., Cần cố gắng 04/367 em, chiếm tỷ lệ 1,1 %
- Kết quả đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh xếp loại tốt và đạt : 363/367 em, đạt tỉ lệ 98,9%. Chưa hoàn thành 04/367 em, chiếm tỷ lệ 1,1 %
- Kết quả đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh xếp loại toàn trường đạt 100%.
4. Chất lượng mũi nhọn
*Đối với học sinh:
- Tổ chức phong trào “Giữ vở sạch - viết chữ đẹp”, cấp trường và giao lưu “Viết chữ đẹp” cấp huyện, phấn đấu :
+ Về cá nhân: Cấp huyện có 12 em đạt thành tích, trong đó có 08 đạt thành tích xuất sắc và 04 được công nhận.
+ Về tập thể lớp: Phấn đấu nằm trong tốp 1( giải nhất hoặc nhì)
- Tham gia hội thi “Vẽ tranh trên máy vi tính” cấp huyện và tỉnh phấn đấu đạt thành tích xuất sắc 2 em cấp huyện và 1 em đạt giải cấp tỉnh.
- Tham gia giao lưu Câu lạc bộ học sinh năng khiếu môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh và Tin học, Phấn đấu:
Môn toán: 2 em đạt giải cấp huyện và 1 cấp tỉnh
Môn Tiếng Việt: 2 em đạt giải cấp huyện và 1 cấp tỉnh
Môn Tiếng Anh: 1 em đạt giải cấp huyện và 1 cấp tỉnh
Môn Tin: 2 em cấp huyện và 2 cấp tỉnh
- Toàn trường sau khi tổ chức kiểm tra lần 2 vào đầu năm học 2019-2020 có tỉ lệ học sinh lên lớp: trên 99%.
- Học sinh hoàn thành chương trình bậc tiểu học đạt 100%. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng PCGDTH – ĐĐT mức III.
*Đối với giáo viên:
- Tổ chức tốt Hội thi giáo viên dạy giỏi theo Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/7/2010. Triển khai và thực hiện có hiệu quả công tác chủ nhiệm, bình bầu giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi năm học 2018 – 2019 vào cuối năm học.
III. Công tác kiểm tra đánh giá:
1. Về công tác chuyên môn, nghiệp vụ:
- Chỉ đạo thực hiện quy chế chuyên môn:
+ Chỉ đạo dạy học theo chuẩn KT-KN của chương trình tiểu học, nắm vững tài liệu hướng dẫn của chương trình để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả ở tất cả các khối lớp. Dạy học trên cơ sở phù hợp với đối tượng học sinh và đảm bảo chuẩn kiến thức- kĩ năng của chương trình. Giáo viên chú trọng tổ chức các hoạt động học tập như các trò chơi học tập trong từng tiết học; giúp học sinh biết kết hợp với bạn, học tập từ bạn, nhận xét giúp đỡ bạn về cả kiến thức, kĩ năng và hợp tác.
+ Chỉ đạo kiểm tra công tác soạn bài, đặc biệt là những giáo viên soạn trên giấy A4 phải đảm bảo năng lực đủ điều kiện thực hiện, yêu cầu phải đúng mục tiêu, đúng phân phối chương trình quy định theo hướng đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới cách soạn để mỗi giáo viên dạy theo từng nhóm đối tượng học sinh vì sự tiến bộ của học sinh, không máy móc rập khuôn, áp đặt, nhằm khuyến khích tinh thần tự học và ý thức sáng tạo của học sinh.
+ Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT, làm và sử dụng ĐDDH đã được hệ thống vào giảng dạy để nâng cao hiệu quả
+ Tiếp tục thực hiện Công văn hướng dẫn số 207/PGD&ĐT Phong Điền, ngày 22 tháng 8 năm 2016, V/v hướng dẫn các loại hồ sơ quản lý chuyên môn cấp tiểu học và trung học cơ sở năm học 2016 – 2017 và Công văn hướng dẫn số 290/PGD&ĐT Phong Điền, ngày 04 tháng 9 năm 2018, V/v hướng dẫn các loại hồ sơ quản lý chuyên môn cấp tiểu học
- Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng chỉ đạo của Bộ là phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh, chú trọng việc nhận xét, động viên, góp ý học sinh trong quá trình học tập; đảm bảo đánh giá đúng trình độ, năng lực học tập của học sinh, tích cực chống tiêu cực trong kiểm tra đánh giá.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Thông tư 30, 22 và các công văn hướng dẫn của Bộ và Sở GD&ĐT. Đặc biệt là việc đánh giá học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần căn cứ vào mức độ đạt được so với nội dung và yêu cầu đã được điều chỉnh theo quy định tại Thông tư 39/2009/TT-BGDĐT và có hồ sơ theo dõi sự tiến bộ của từng học sinh.
- Để đánh giá đúng các nội dung đánh giá theo Thông tư 22, ngoài tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa để các em thể hiện các năng lực và phẩm chất của mình, nhà trường chỉ đạo giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra với thời lượng ngắn như 10 phút, 15 phút, 30 phút…để xác định, để làm minh chứng sự đúng đắn, khoa học của việc đánh giá nhận xét của mình và kết hợp với đánh giá thường xuyên để làm cơ sở cho việc ghi kết quả học tập và hoạt động giáo dục của các em cho từng học kỳ.
- Trên cơ sở đánh giá học sinh nhằm hình thành và phát triển các nhóm năng lực chủ yếu (Tự quản, tự phục vụ - Giao tiếp, hợp tác - Tự học và giải quyết vấn đề) và các nhóm phẩm chất cần thiết (Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục - Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm -Trung thực, kỉ luật, đoàn kết - Yêu gia đình bạn bè và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước).
- Công tác chủ nhiệm :
+ Chỉ đạo gắn trách nhiệm giảng dạy, giáo dục của giáo viên với kết quả học tập rèn luyện của học sinh thông qua việc phân công giáo viên dạy học và chủ nhiệm lớp đồng thời chuyển đổi lớp cho giáo viên khác với điều kiện bàn giao cụ thể, chi tiết kết quả học tập của học sinh. Bên cạnh đó là giao chỉ tiêu cho các giáo viên về môi trường Xanh - Sạch - Đẹp trong trường học
+ Xây dựng kế hoạch tháng, tuần cụ thể, đặc biệt là kế hoạch rèn luyện học sinh có kiến thức, kỹ năng và năng lực hạn chế, học sinh năng khiếu.
+ Theo dõi, đánh giá nhận xét bài cho học sinh phải thường xuyên, sát với yêu cầu, đúng với thực chất. Cần động viên khuyến khích học sinh khi có sai sót, đặc biệt chú ý đến những đối tượng học sinh có kiến thức, kỹ năng và năng lực hạn chế.
+ Triển khai xây dựng đầy đủ nội dung tiết sinh hoạt cuối tuần và 15 phút đầu giờ.
+ Kiểm tra rèn luyện chữ viết học sinh, hướng dẫn bảo quản giữ gìn vở, hàng tháng có đánh giá xếp loại đầy đủ.
+ Phát huy hết vai trò trách nhiệm đối với công tác chủ nhiệm, tham gia chỉ đạo các buổi sinh hoạt, lao động ... của lớp đầy đủ.
+ Thường xuyên liên lạc gặp gỡ PHHS nhằm phát huy vai trò phối kết hợp trong công tác giáo dục rèn luyện học sinh. Có kế hoạch và biện pháp để thu đủ các loại quỹ từ PHHS
+ Cập nhật đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định.
- Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy: Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy trong năm học này cần có những kế hoạch thật chi tiết để tổ chức thực hiện.
+ Giáo viên phải nắm kĩ sách giáo khoa: mục tiêu, yêu cầu chuẩn KT-KN cần đạt đối với học sinh, điều chỉnh chương trình theo quy định, để có kế hoạch dạy học phù hợp.
+ Tăng cường sử dụng ĐDDH, tổ chức các hoạt động trò chơi, hoạt động nhóm trong giờ học, đặc biệt là các môn Toán, TV và TNXH, KH
- Tổ chức triển khai 5 chuyên đề trong năm cụ thể như sau:
TT |
Tên chuyên đề |
T. gian |
GV thực hiện |
Tổ |
01 |
Một số giải pháp cần lưu ý trong chương trình Tiếng Việt 1 CGD nhằm giúp cho học sinh có kỹ năng đọc, viết tốt. |
Tháng 10 |
Nguyễn Thị Mai |
1,2,3 |
02 |
Một số quy luật viết đúng dấu hỏi, ngã. |
Tháng 11
|
Đặng Văn Phách |
4,5 |
03 |
Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 nắm chắc luật viết chính tả . |
Tháng 12
|
Đặng Thị Cúc |
1,2,3 |
04 |
Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt lớp. |
Tháng 12
|
Trần Xuân Bình |
4,5 |
05 |
Một số giải pháp để vận dụng linh hoạt lấy học sinh làm trung tâm trong môn Toán lớp 3. |
Tháng 02 |
Văn Công Trai. |
1,2,3 |
- Tổ chức thao giảng, dự giờ để rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, tham gia hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường và bồi dưỡng tham gia hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyên-tỉnh. Công tác thao giảng - dự giờ phải được duy trì và tổ chức thường xuyên.
- Danh sách GV đăng ký thi giáo viên chủ nhiệm giỏi: Cô Ánh, cô Tâm
2. Công tác kiểm tra trong năm:
- Kiểm tra HSSS giáo viên: trường kiểm tra 2 lần/ năm, tổ kiểm tra 2 lần/học kỳ.
- Kiểm tra toàn diện từ 7giáo viên/năm học: Thầy Thục (tháng 10) Cô Huệ (tháng 11), Cô My (tháng 12), Cô Bảo (tháng 1), Thầy Bình (tháng 02), Cô Lang (tháng 3), Cô Cúc (tháng 4)
- Kiểm tra việc lưu giữ bài kiểm tra của học sinh ở các lớp.
- kiểm tra giáo viên thực hiện chấm chữa bài trên vở học sinh.
- Kiểm tra Thư viện, thiết bị 1 lần/1 học kỳ.
- Kiểm tra công tác phụ đạo, bồi dưỡng học sinh 1 lần/1 tháng của chuyên môn (có đối chiếu kết quả để đánh giá ).
- Kiểm tra phong trào VSCĐ và chữ viết đẹp của học sinh 2 lần/học kỳ ( chuyên môn và tổ chuyên môn)
Trên đây kế hoạch hoạt động của chuyên môn trong năm học.Với sự nổ lực của cán bộ, giáo viên chuyên môn phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu năm học.
Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT ( để báo cáo); - Các tổ chuyên môn, VP ( để t/h); - Lưu VT. |
Điền Lộc, ngày 25 tháng 9 năm 2018 KT.HIỆU TRƯỞNG P.HIỆU TRƯỞNG
Cao Hữu Linh
|