Chúng ta không thể dạy bảo cho ai bất cứ điều gì, chúng ta chỉ có thể giúp họ phát hiện ra những gì còn tiềm ẩn trong họ "

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch năm

Kế hoạch Tổ 4&5

Cập nhật lúc : 22:34 15/11/2020  

Kế hoạch năm 2020-2021

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐIỀN LỘC       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                   TỔ 4 & 5                                        Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN TỔ 4 & 5

Năm học  2020 – 2021

     - Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 của Phòng GD & ĐT Phong Điền.

   - Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học của Trường Tiểu học Điền Lộc.

    Tập thể giáo viên tổ 4 & 5 đã đề ra nhiệm vụ, chỉ tiêu và biện pháp thực hiện kế hoạch năm học 2020 – 2021 cụ thể như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH :

             Căn cứ công văn hướng dẫn số 2003/SGD&ĐT-GDTH ngày 10/9/2020, về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2020 - 2021 của Sở GD&ĐT; Báo cáo tổng kết năm học 2019 - 2020 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 của UBND huyện Phong Điền, thực hiện Hướng dẫn số 320/PGD&ĐT, ngày 28 tháng 9 năm 2020 của PGD&ĐT Phong Điền, về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 -2021 cấp Tiểu học.

          Căn cứ tình hình thực tế của Trường tiểu học Điền Lộc, tổ 4&5 xây dựng kế hoạch năm học 2020 – 2021 như sau:

    1. Những thuận lợi và khó khăn:

      a. Thuận lợi:

           - Ban giám hiệu nhà trư­ờng rất quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chuyên môn nâng cao chất lượng hoạt động và chất lượng giáo dục học sinh.

- Các giáo viên trong tổ luôn có ý thức, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc của tổ, của trường và của lớp mình phụ trách. Các đồng chí tâm huyết với nghề, sáng tạo trong giảng dạy, tích cực đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT vào dạy học và quản lí HS.

- Học sinh ngoan, lễ phép, có ý thức chấp hành tốt nội quy của nhà trư­ờng. Nhận thức của phụ huynh với việc học tập của con em ngày càng cao nên đã có sự quan tâm hơn nhiều so với trước đây. Phong trào xã hội hóa giáo dục ngày càng đư­ợc phát triển sâu rộng.

       - Trường đã đạt trường chuẩn Quốc gia MĐ1 nên cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng cho các hoạt động dạy và học.

       - Tập thể tổ luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, có tinh thần đoàn kết cao, biết hỗ trợ giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

        b. Khó khăn:

       - Chất lượng mũi nhọn của tổ có song vẫn còn mỏng.

       - Một số HS tiếp thu bài chậm nh­ưng lại chóng quên, còn rụt rè và chư­a chịu khó­ suy nghĩ, hợp tác cùng bạn để chiếm lĩnh kiến thức mới. Một số ít em còn hay mải chơi, ý thức chấp hành kỉ luật chưa cao.

      - Lớp có nhiều đối tượng HS, lực học của các em không đồng đều, kiến thức cũ còn nắm chưa vững hoặc hay quên.

      - Một số phụ huynh ch­ưa quan tâm đến con em, còn giao phó cho nhà trường và thầy cô giáo. 

       - Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn nhiều hạn chế, vận dụng chưa linh hoạt đổi mới phương pháp dạy học.

2.Tình hình lớp, học sinh:

   - Tổng số học sinh:  128  em  –  nữ: 61 em ( Trong đó lớp 4: 67 em/27 ; lớp 5: 61 em/34)     

   - Tổng số lớp: 05 lớp

TT

Lớp

TS

Nữ

Hộ

Nghèo

Cận nghèo

HS K.tật

Mồ côi cha

Mồ côi mẹ

Ba mẹ ly hôn

Độ tuổi

2008

2009

2010

2011

1

4/1

34

14

 

01

 

 

 

01

 

 

02

31

2

4/2

32

13

 

02

 

 

 

03

 

 

 

33

Cộng K4

66

27

 

03

 

 

 

03

 

 

02

64

1

5/1

31

19

 

01

01

 

 

03

 

01

30

 

2

5/2

30

15

01

 

01

 

 

02

 

01

29

 

Cộng K5

61

34

01

01

02

 

 

05

 

02

59

 

3 Đội ngũ :

   Tổng số 13 giáo viên ( trong đó đứng lớp 11 giáo viên và 01 hiệu trưởng, 01 PHT) - Nữ: 07

   * Trình độ đào tạo:

         - Đại học     :       11          - Cao đẳng  :  02                          

         - Đảng viên :       06          -  Đoàn viên:  06 

II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM:

      Nhiệm vụ 1: Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng tư tưởng, chính trị và phẩm chất đạo đức.

      Nhiệm vụ 2: Duy trì sĩ số ở các lớp

      Nhiệm vụ 3: Nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động dạy-học.

      Nhiệm vụ 4: Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH.

      Nhiệm vụ 5: Đẩy mạnh công tác quản lí, tăng cường công tác chỉ đạo kiểm tra.

III. CÁC NHIỆM VỤ, CHỈ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :

    1. Nhiệm vụ 1: Công tác tự bồi dưỡng tư tưởng, chính trị và phẩm chất đạo đức nhà giáo.

    a. Đối với giáo viên :

* Yêu cầu:

- Thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước.

- Có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, lối sống lành mạnh trong sáng.

    - Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào  “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

   * Chỉ tiêu: 100 % gv đạt tư tưởng đạo đức tốt.

* Biện pháp:

- Các thành viên trong tổ tham gia đầy đủ các đợt học tập Nghị quyết của cấp trên.

- Xây dựng tốt khối đoàn kết nội bộ. Tìm hiểu hoàn cảnh từng giáo viên trong tổ để động viên kịp thời.

- Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả.

   b. Đối với học sinh:

     * Yêu cầu:

- Xây dựng cho học sinh những hành vi đạo đức tốt. Chấp hành tốt nội quy của nhà trường

- Chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh.

    - Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy và và lời khuyên của Người: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”.

- Thực hiện tốt An toàn giao thông.

*Chỉ tiêu: 100 % học sinh thực hiện tốt 5 nhiệm vụ của người học sinh

     *Biện pháp:

- Gv chủ nhiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Tìm mọi biện pháp giáo dục học sinh qua sách báo, qua gương người tốt việc tốt. Đặc biệt dạy tốt tiết đạo đức để giáo dục học sinh những hành vi chuẩn mực đạo đức

- Kết hợp giáo dục ở 3 môi trường: nhà trường – gia đình – xã hội.

- Luôn nhắc nhở học sinh thực hiện tốt các nề nếp và thường xuyên giáo dục kĩ năng sống cho các em.

- Giáo dục học sinh có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, hoà đồng với các bạn nhất là các bạn học ở cơ sở lẻ.

 2. Nhiệm vụ 2: Duy trì sĩ số ở các lớp

        *Yêu cầu:

 - Cùng với nhà trường và địa phương động viên các em đi học chuyên cần, không bỏ học giữa chừng.

 - Kiểm tra thường xuyên khi học sinh vắng mặt.

 - Nghiêm khắc với những học sinh nghỉ học không có đơn xin phép.

       * Chỉ tiêu :  127em đạt 100%

       * Biện pháp:

 - Từng giáo viên chủ nhiệm chăm lo đến học sinh của lớp mình, khuyến khích các em yêu trường, yêu lớp, ham thích đi học.

     - Thường xuyên gần gũi học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn động viên, giúp đỡ kịp thời.

     - Vận động lớp, trường giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

     - Khi học sinh có biểu hiện nghỉ học phải đến gia đình tìm hiểu, động viên giúp đỡ kịp thời ngăn chặn việc các em bỏ học.

 - Thường xuyên trao đổi với PHHS.

3. Nhiệm vụ 3: Nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động dạy-học.

    3.1. Học sinh:

         a. Học lực:

     *Yêu cầu:

     - Học sinh có thói quen học tập tốt như: đi học chuyên cần, Có đầy đủ sách vở và ĐDHT.

     - Ngồi học nghiêm túc, tập trung chú ý nghe cô giảng bài.

     - Học bài và làm bài trước khi đến lớp. Chấp hành đúng nội qui, qui chế của lớp và trường đề ra.

     + Hoàn thành chương trình bậc tiểu học: 61 em 

        *Biện pháp:  

  - Ngay từ đầu năm các lớp cần xây dựng tốt nề nếp. Học sinh không nghiêm túc thực hiện phải có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

  - Nắm số lượng hs yếu ngay từ đầu năm học và thường xuyên đốc thúc, kèm cặp những em học chậm, yếu.

  - GV chủ nhiệm theo dõi phát hiện học sinh có khó khăn trong học tập cần chủ động phối hợp cùng với phụ huynh, động viên phụ huynh quan tâm dành thời gian nhắc nhở việc học bài và làm bài ở nhà của con mình. Qua từng đợt kiểm tra giáo viên thông tin về học tập của học sinh qua phiếu liên lạc.

    - Động viên khích lệ học sinh khi các em có tiến bộ dù chỉ là rất nhỏ.

    - Có kế hoạch phụ đạo trong  từng tiết, dành thời gian quan tâm nhiều hơn cho HS yếu.

    - Giúp đỡ học sinh tìm ra cách học, phương pháp học sao cho hiệu quả.

   Chất lượng của tổ:

* Chất lượng từng môn học:

KHỐI 4:

 

MÔN

S L

HTT/T

HT/Đ

CHT/CĐ

GHI CHÚ

SL

TL

SL

TL

SL

TL

 

T.VIỆT

66

16

24,2

50

75,8

 

 

 

TOÁN

66

18

27,3

48

72,7

 

 

 

K. HỌC

66

22

33,3

44

66,7

 

LS&ĐL

66

21

31,8

45

68,2

 

T. ANH

66

21

31,8

45

68,2

 

 

 

T.HỌC

66

23

34,8

43

65,2

 

 

 

Đ.ĐỨC

66

26

39,4

40

60,6

 

A. NHẠC

66

22

33,3

44

66,7

 

M.THUẬT

66

20

30,3

46

69,7

 

K. THUẬT

66

24

36,4

42

63,6

 

T.DỤC

66

22

33,3

44

66,6

 

K.THƯỞNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KHỐI 5:

 

MÔN

S L

HTT/T

HT/Đ

CHT/CĐ

GHI CHÚ

SL

TL

SL

TL

SL

TL

 

T.VIỆT

61

16

26,2

45

73,8

 

TOÁN

61

19

31,1

42

68,9

 

K. HỌC

61

25

41,0

36

59,0

 

LS&ĐL

61

25

41,0

36

59,0

 

T. ANH

61

20

32,8

41

67,2

 

T.HỌC

61

20

32,8

41

67,2

 

 

 

Đ.ĐỨC

61

32

52,5

29

47,5

 

A. NHẠC

61

20

32,8

41

67,2

 

M.THUẬT

61

18

29,5

43

70,5

 

K. THUẬT

61

25

41,0

36

59,0

 

T.DỤC

61

18

29,5

43

70,5

 

K.THƯỞNG

 

 

 

 

 

 

 

     * Chất lượng chung:

 

KHỐI

  TSHS

 

Đánh giá các môn học và HĐGD

 

Đánh giá về năng lực

Đánh giá về phẩm chất

HT, HTT

CHT

T, Đ

CCG

T, Đ

CCG

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

Khối 4

66

66

100

 

 

66

100

 

 

66

100

 

 

Khối 5

61

61

100

 

 

61

100

 

 

61

100

 

 

 

 b. Chất lượng mũi nhọn:

     *Yêu cầu:

     -  Nâng cao chất lượng đội ngũ HS giỏi trong toàn tổ, phấn đấu đội tuyển HS giỏi đạt giải cấp huyện, tỉnh; đội tuyển tham gia hội thi “Viết chữ đẹp” cấp huyện đạt kết quả cao.

       * Chỉ tiêu:

    - Cấp trường: xây dựng đội học sinh giỏi Toán – Tiếng Việt, Tin học, Tiếng Anh, Vẽ tranh trên máy tính bình quân 8-9 em/ môn học.

    - Tham gia giao lưu Câu lạc bộ học sinh năng khiếu môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tin học:

         + Thi vẽ tranh trên máy tính: Phấn đấu  2 em đạt giải cấp huyện và 1 em đạt giải cấp tỉnh

         + Môn Toán: Phấn đấu  2 em đạt giải cấp huyện và 1 em đạt giải cấp tỉnh

         + Môn Tiếng Việt: Phấn đấu 2 em đạt giải cấp huyện và 1 em đạt giải cấp tỉnh

         + Môn Tiếng Anh: Phấn đấu  1 em đạt giải cấp huyện và 1 em đạt giải cấp tỉnh

         + Tin học trẻ không chuyên: Phấn đấu 2 em đạt giải cấp tỉnh

         + Viết chữ đẹp: Phấn đấu 08 em đạt thành tích xuất sắc và 04 em được công nhận

   *Biện pháp:  

     - Trong quá trình giảng dạy giáo viên tổ chức thành một nhóm học sinh có lực học khá giỏi để tổ chức cho học sinh học theo sự hướng dẫn của giáo viên. Tăng cường rèn kỹ năng tự tìm tòi, suy nghĩ phát hiện ra kiến thức mới dựa trên kiến thức đã học phù hợp với từng môn học, tạo điều kiện cho các em tích cực tham gia nghiên cứu, phát biểu xây dựng bài học mới.

     - Tập trung ôn tập củng cố mở rộng nâng cao ở các môn tham gia câu lạc bộ.

     - Tập trung BD đội tuyển HS giỏi để thi giao lưu HS giỏi cấp huyện, tỉnh.

     - Phát hiện và bồi dưỡng những em có năng khiếu vẽ tranh trên máy tính và luyện viết chữ đẹp.

     - Theo dõi sĩ số lớp học, kiểm tra phần chuẩn bị bài học cũ, đẩy mạnh việc khuyến khích, động viên học sinh biết cách tự học. Giáo dục học sinh có ý thức tự tin trong học tập nhưng không thoả mãn với kết quả đạt được.

     - Phối hợp với gia đình học sinh, động viên cho con em đi học đều, không giao công việc nhà quá nhiều làm ảnh hưởng đến kết quả học tập.

    c. Phong trào vở sạch chữ đẹp:

     *Yêu cầu:

         - Mỗi học sinh phải có đầy đủ đầu vở quy định.

         - Chăm chỉ rèn chữ viết  và luôn giữ gìn sách vở cẩn thận.

         - Không vẽ, viết bậy lên bìa vở, sách. Không bỏ giấy, xé giấy trắng.

         - Trình bày bài và viết chữ theo đúng mẫu quy định.

     * Chỉ tiêu:

       Tập thể lớp:

        - Số lớp đạt VSCĐ cấp trường: 05

       Cá nhân học sinh:

        -  Phấn đấu từ  2 – 3 em đạt giải ở mỗi khối cấp huyện.

     *Biện pháp:  

     - Ngay từ đầu năm học tất cả GV trong tổ thống nhất bộ sách vở, ĐDHT cho HS, hướng dẫn cách giữ gìn vở sạch, đẹp.

     - Có kế hoạch rèn chữ, đánh giá chữ viết cho học sinh ngay từ đầu năm.

     - Hai tháng chấm vở và thi viết chữ đẹp 1 lần để đánh giá theo dõi thực trạng chữ viết của học sinh.

     - Tất cả các loại vở đều đạt VSCĐ để tham gia hội thi chữ viết đẹp cấp trường, huyện.

  3.2 Giáo viên

     3.2.1 Công tác giảng dạy của giáo viên:   

         * Yêu cầu:

 - Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ năm học. Dạy đúng, đủ nội dung bài trong sgk. Thực hiện nghiêm túc thời khóa biểu và chương trình giảng dạy. Không bỏ giờ, bỏ lớp, không đi muộn về sớm, không cắt xén chương trình hoặc dạy dồn .

 - Chuẩn bị bài kĩ trước khi lên lớp, chú ý đến phần điều chỉnh chuyên môn. Đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh.

- Tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, TT 22/BGD và thực hiện tích hợp trong dạy học các môn học.

- Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh đúng theo quy định của Bộ giáo dục – đào tạo

- Đảm bảo về nội dung sinh hoạt ở tổ chuyên môn chặt chẽ và chất lượng.

- Tham gia tốt các phong trào mũi nhọn.

- Hoàn thành tốt các loại hồ sơ.

 - Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng hs yếu kém.

      * Chỉ tiêu :

     - Danh hiệu tập thể:

         + Tổ công Đoàn:  Vững mạnh

         + Tổ chuyên môn: Tổ tiên tiến

      - Danh hiệu cá nhân:

         + Giáo viên dạy giỏi cấp trường: 10

         + Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện, tỉnh: 01

         + Giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh: 04

    - Danh hiệu thi đua:

         +  CSTĐ cấp tỉnh: 01                  +  CSTĐ cấp cơ sở: 04                      +   LĐTT  : 08                

        Phấn đấu 100% LĐTT cấp trường trở lên.

   * Biện pháp:

- Nghiên cứu, chuẩn bị bài cẩn thận, chu đáo trước khi lên lớp. Trong giảng dạy giáo viên thường xuyên sử dụng các phương pháp đổi mới.

 - Phân loại học sinh để giảng dạy cho phù hợp tránh chạy theo bệnh thành tích.

      - Thường xuyên áp dụng đổi mới những thành tố tích cực của mô hình trong các môn học, tiết học sao cho phù hợp với tình hình thực tế của lớp của trường, không áp dụng một cách rập khuôn, máy móc.

     - Lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, xây dựng thói quen hình thành nhân cách; tăng cường giáo dục pháp luật; giáo dục nhận thức về quyền của trẻ em; bình đẳng giới; phòng chống tai nạn thương tích; chú trọng giáo dục kĩ năng sống;

 - Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng, dự giờ thăm lớp, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao tay nghề. Sử dụng và khai thác triệt để các phương tiện và đồ dùng dạy học, liên hệ thực tế trong giảng dạy phối hợp với từng bài học.

 - Tham gia đầy đủ, nghiêm túc các buổi sinh hoạt chuyên môn. Tổ chức thao giảng đúc rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy.

 - Các thành viên trong tổ phải luôn luôn giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

  3.2.2 .Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:

       * Yêu cầu:

    - Tham gia tốt các hoạt động do nhà trường và Đội đề ra. Biết giúp đỡ các bạn gặp khó khăn.

     - Tìm hiểu các ngày lễ lớn trong năm.

     - Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo.

     - Hưởng ứng các phong trào thi đua Dạy tốt- học tốt, các cuộc thi phong trào trong giáo viên và học sinh.

 * Chỉ tiêu: 100% giáo viên tham gia

     * Biện pháp:

 - Luôn nhắc nhở học sinh chấp hành tốt nội qui sinh hoạt Đội, tham gia tốt các phong trào do nhà trường đề ra. Giáo dục học sinh có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ bạn bè.

 - Tổ chức cho học sinh tìm hiểu các ngày lễ lớn trong năm.

     3.2.3. Công tác đoàn thể:

      * Yêu cầu:

  - Toàn tổ tham gia tốt hoạt động công đoàn. 

  - Tham gia tốt các hoạt động do nhà trường và các đoàn thể đề ra.

  * Chỉ tiêu: 100% giáo viên tham gia

      * Biện pháp:

   Động viên giáo viên tham gia tốt các hoạt động Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên,…Đó chính là động lực thúc đẩy mọi phong trào của nhà trường phát triển vững mạnh, góp phần nâng cao chất lượng dạy – học đạt kết quả cao.

 4. Nhiệm vụ 4: Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH

       * Yêu cầu:

        - Mỗi một giáo viên trong tổ nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và áp dụng được phương pháp đổi mới vào dạy học.

       - Tiếp cận Chương trình giáo dục phổ thông  2018 và thông tư 27/2020/TT-BGDĐT về quy định đánh giá học sinh tiểu học đối với lớp 1.

       * Chỉ tiêu:

        - Soạn và dạy giáo án điện tử:  02 tiết/năm.

        - Thực hiện 02 chuyên đề để tham gia thảo luận trong sinh hoạt tổ chuyên môn.

        - Thực hiện đổi mới trong quản lí sinh hoạt tổ chuyên môn: Lên kế hoạch xây dựng chuyên đề và thảo luận chuyên đề trong sinh hoạt tổ chuyên môn...

       * Biện pháp:

        - Có kế hoạch soạn và đăng kí dạy các tiết giáo án điện tử đảm bảo đúng chỉ tiêu.

        - Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đặc biệt trong các tiết dạy chuyên đề, hội giảng.

        - Tham gia viết và thảo luận chuyên đề theo phân công của tổ

        - Tự học, tự bồi dưỡng nghiên cứu qua sách báo, trên mạng... và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, để áp dụng đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các kiến thức chuyên đề hoặc nội dung đổi mới vào kĩ thuật dạy học để phục cho các tiết dạy và các bài học có thể áp dụng được.

         - Xây dựng đội ngũ GV giỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tập trung bồi dưỡng GV để dự thi GV dạy giỏi cấp huyện đạt kết quả cao.

       - Bám sát kế hoạch của chuyên môn để xây dựng chuyên đề theo sự phân công của tổ.

       - Tiếp tục tổ chức tìm hiểu về Chương trình GDPT 2018 và thông tư 27/27/2020/TT-BGDĐT về quy định đánh giá học sinh tiểu học đối với lớp 1 trong sinh hoạt chuyên môn tổ.

       - Ngay từ đầu năm có định hướng các chuyên đề ở mỗi tháng và phân công cụ thể người phụ trách để báo cáo chuyên đề. Trong sinh hoạt tổ thì đổi mới hình thức sinh hoạt tập trung nghiên cứu thảo luận các chuyên đề.

 * Tổ dự kiến chỉ đạo tổ chức các chuyên đề và nội dung đổi mới:

TT

Thời gian

Tên chuyên đề

Người thực hiện

01

Tháng 11

Hướng dẫn dạy học theo nhóm ở trường Tiểu học

Trần Xuân Bình

02

Tháng 12

Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học theo quy trình vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện trong dạy học môn Mỹ thuật theo định hướng phát triển năng lực hs trường Tiểu học Điền Lộc

Nguyễn Thị Huệ

 5. Nhiệm vụ 5: Đẩy mạnh công tác quản lí, tăng cường công tác chỉ đạo kiểm tra của tổ.

     * Yêu cầu:

       -

Tải file