Sự thông minh và tính cách là mục tiêu thật sự của giáo dục''

Ngày 26 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Tin tức » Tin tức giáo dục

Tin tức giáo dục

Cập nhật lúc : 18:39 05/10/2015  

QUY CHẾ PHỐI HỢP CÔNG TÁC



PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHONG ĐIỀN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐIỀN LỘC

 

 

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số :  06/QCPH-Tr TH

 

Điền Lộc, ngày 01 tháng 10 năm 2015

 

QUI CHẾ PHỐI HỢP CÔNG TÁC

GIỮA HIỆU TRƯỞNG VÀ BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN

 

Căn cứ vào Thông tư liên tịch số 12/2008/TT LT ngày 28/3/2008 của Bộ GD& ĐT và Công đoàn GDVN qui định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa các cấp chính quyền và công đoàn trong ngành GD&ĐT.

Căn cứ hướng dẫn giữa Phòng và Công đoàn Giáo dục huyện Phong Điền về  xây dựng qui chế phối hợp công tác giữa Hiệu trưởng và Ban chấp hành Công đoàn.

Căn cứ vào đặc điểm tình hình tại đơn vị, Hiệu trưởng và BCH Công đoàn cơ sở thống nhất ban hành quy chế hoạt động, phối hợp công tác giữa nhà trường và Công đoàn năm học 2015 - 2016, cụ thể như sau:

PHẦN I: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA HIỆU TRƯỞNG VÀ BCH CĐ

A/ Trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ;

Điều 1: Phối hợp trách nhiệm trong xây dựng kế hoạch

1. Hiệu trưởng và BCH CĐ chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động của đơn vị, tổ chức mình trên nguyên tắc độc lập nhưng bảo đảm tính phối hợp, thống nhất.

2. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch năm học với chỉ tiêu mở. BCH CĐ hướng dẫn các tổ, tổ chức họp tổ để thảo luận, tự đề ra chỉ tiêu phấn đấu của tổ, đăng ký thi đua, kiến nghị điều kiện làm việc của tổ. BCH CĐ tập hợp ý kiến và cùng Lãnh đạo trường nghiên cứu để thống nhất chỉ tiêu.

Điều 2: Phối hợp trách nhiệm trong thực hiện qui chế chuyên môn.

1. Hiệu trưởng thông qua kế hoạch tháng. BCH thông qua chương trình hành động trong tháng của Công đoàn để hai bên cùng phối hợp triển khai và vận động thực hiện.

2. BCH vận động, đôn đốc, nhắc nhở đoàn viên tham gia thực hiện tốt qui chế chuyên môn, hỗ trợ các hoạt động chuyên môn để đạt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

 

B/ Trách nhiệm về thực hiện qui chế dân chủ

Điều 3:  Phối hợp trách nhiệm trong tổ chức Hội Nghị CBCC.

1. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính về nội dung, tổ chức Hội nghị cán bộ công chức vào đầu năm học. BGH có trách nhiệm phối hợp với BCH CĐ chỉ đạo, theo dõi Hội nghị, lắng nghe và tổng hợp ý kiến đóng góp chuyển Hiệu trưởng nghiên cứu giải đáp trước hoặc tại Hội nghị CBCC toàn trường. Sau Hội nghị CBCC, Hiệu trưởng cùng BCH theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết hội nghị đã đề ra.

2. Hiệu trưởng có trách nhiệm phải công khai cho CBGVNV biết những vấn đề luật công chức, quỹ lương khoán, khen thưởng, phân công, trực trường,… BCH và Ban TTND có nhiệm vụ nhắc nhở, giám sát việc công khai, thực hiện qui chế dân chủ.

3. Hàng tháng Hiệu trưởng phải cụ thể Nghị quyết Hội nghị thành kế hoạch, BCH CĐ vạch ra chương trình hành động để hỗ trợ Lãnh đạo trường cùng nhau thực hiện Nghị quyết Hội nghị CBCC.

Điều 4: Phối hợp trách nhiệm trong giải quyết khiếu kiện.

1. Trường hợp có khiếu kiện, Hiệu trưởng giao cho Ban TTND tìm hiểu sự thật và đề xuất biện pháp giải quyết sự việc. Hiệu trưởng phải tham gia giải quyết vụ việc ngoại trừ trường hợp Hiệu trưởng bị khiếu kiện.

2. BCH có nhiệm vụ ra quyết định cho Ban TTND tiến hành tìm hiểu, xác minh,  BCH theo dõi diễn biến và đôn đốc nhắc nhở Hiệu trưởng giải quyết sự việc trong thời gian luật định.

3. Hiệu trưởng và các thành viên trong Lãnh đạo trường phải tạo điều kiện cho tất cả mọi người phát huy quyền làm chủ của mình trong việc đóng góp ý kiến xây dựng trường. BCH tập hợp ý kiến đóng góp, chuyển cho lãnh đạo trường nghiên cứu giải quyết và trả lời hoặc bằng hình thức công khai trong các phiên họp hoặc bằng văn bản cho cá nhân liên quan.

4. Khi giải quyết những vấn đề có liên quan trực tiếp đến uy tín, quyền lợi của công đoàn viên thì Hiệu trưởng mời Chủ tịch Công đoàn cùng tham dự. Đặc biệt nếu có liên quan đến nữ công đoàn viên thì mời đại diện Ban nữ công cùng tham gia.

 

C/ Trách nhiệm về tổ chức phong trào và quản lý phong trào thi đua.

Điều 5: Phối hợp trách nhiệm về tổ chức phong trào thi đua Hai Tốt.

1. Hiệu trưởng là Trưởng ban thi đua và chịu trách nhiệm chính trong tổ chức, chỉ đạo, phát động phong trào thi đua. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, nội dung, tiêu chuẩn thi đua cả năm (hoặc từng đợt) và xét duyệt kết quả thi đua, cũng như công nhận các danh hiệu thi đua (trong qui định). BCH góp ý cho các vấn đề trên trong liên tịch trước khi đưa ra Hội đồng sư phạm. Chủ tịch Công đoàn là Phó ban thường trực hỗ trợ việc vận động CBVC đăng kí đủ các danh hiệu thi đua. Phối hợp cùng Hiệu trưởng theo dõi, sơ - tổng kết và xét kết quả thi đua.

2. Hiệu trưởng và BCH công đoàn cùng phối hợp xây dựng theo hướng định tính và định lượng tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua cấp nhà nước nhằm đảm bảo xét duyệt thi đua công bằng hơn, hạn chế đánh giá bằng cảm tính.

Điều 6: Trách nhiệm phối hợp trong nhân rộng điển hình.

1. Qua phong trào thi đua, Hiệu trưởng và BCH CĐ phát hiện những cá nhân và tập thể tiêu biểu và cùng phối hợp để tuyên dương nhân rộng điển hình tiên tiến, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm học.

2. Hiệu trưởng và BCH CĐ phối hợp tìm giải pháp thúc đẩy giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

3. Cùng với phong trào thi đua Hai tốt, Hiệu trưởng và BCH CĐ cần quan tâm hơn nữa đến phong trào viết SKKN, giải pháp công tác. Đây là một biện pháp nhằm thúc đẩy phong trào tự học, tự nghiên cứu và tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng với những đòi hỏi của lãnh đạo huyện, lãnh đạo ngành và của xã hội.

 

D/ Trách nhiệm về kiểm tra, giám sát và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng và chăm lo đời sống cho người lao động

Điều  7: Phối hợp trách nhiệm trong việc chăm lo đời sống vật chất

1. Hiệu trưởng có nhiệm vụ chỉ đạo bộ phận liên quan thực hiện đầy đủ các chính sách và chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp, chế độ đãi ngộ của ngành, chế độ nâng lương theo niên hạn và nâng lương sớm, chế độ chuyển ngạch đối với toàn thể CBGVNV. BCH Công đoàn và Ban TTND giám sát việc thực hiện chế độ liên quan đến đời sống CBGVNV trong đơn vị.

2. Hiệu trưởng cần có sự bàn bạc với BCH CĐ về dự kiến phân công giáo viên đầu năm học. Khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến công đoàn viên thì BGH phải mời BCH CĐ cùng tham gia giải quyết. BCH Công đoàn tập hợp nguyện vọng, kiến nghị của công đoàn viên về sự bố trí phân công, sắp xếp thời khoá biểu và chuyển Lãnh đạo trường nghiên cứu giải quyết.

3. BCH CĐ, Ban nữ công và Ban TTND kiến nghị, giám sát việc thực hiện các chế độ ngày giờ công đối với nữ CBGVNV về chế độ người mang thai trên 7 tháng và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng cũng như các chế độ dành cho nữ.

4. Một năm 2 lần, BCH và Ban TTND kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với CBGVNV. Hiệu trưởng hợp tác và chỉ đạo các bộ phận liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho BCH và Ban TTND làm nhiệm vụ.

Điều 8: Phối hợp trách nhiệm trong chăm sóc đời sống tinh thần

-  Hiệu trưởng cần tạo điều kiện, tổ chức để CBGVNV tham gia các hoạt động TDTT, văn nghệ, giao lưu, tham quan học tập.

-  Chủ Tịch Công đoàn hỗ trợ phong trào cùng vận động các công đoàn viên tham gia có hiệu quả và cùng Lãnh đạo trường tổ chức các phong trào.

-  Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn phối hợp, tranh thủ các lực lượng trong và ngoài nhà trường hỗ trợ chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ CBGVNV trong đơn vị.

 

E/ Trách nhiệm về xây dựng bộ máy tổ chức

Điều 9: Phối hợp trách nhiệm trong xây dựng và tổ chức bộ máy.

- Hiệu trưởng và BCH CĐ phối hợp với nhau trong kế hoạch tổ chức bộ máy nhà trường và Công đoàn, xây dựng đội ngũ kế thừa và dự nguồn.

- Hiệu trưởng và BCH CĐ phải phối hợp với nhau trong việc đề cử người vào các chức danh tổ trưởng chuyên môn và các ban Công đoàn. BCH CĐ phải báo cáo Hiệu trưởng việc cử tuyển người đi tập huấn, học nghiệp vụ Công đoàn, hoặc đi họp do Công đoàn cấp trên triệu tập để bố trí công tác chuyên môn.

 

F/ Trách nhiệm trong việc đảm bảo điều kiện, phương tiện cần thiết cho hoạt      động Công đoàn.

Điều 10: Cơ sở vật chất Công đoàn.

Hiệu trưởng tạo điều kiện về phương tiện cho cán bộ Công đoàn thực hiện nhiệm vụ. BCH Công đoàn theo tình hình cơ sở vật chất của trường bàn bạc cùng Hiệu trưởng về cơ sở vật chất và điều kiện làm việc giúp cho Công đoàn hoạt động tốt.

 

PHẦN II: LỀ LỐI LÀM VIỆC

Điều 11: Quan hệ và phương thức hoạt động

- Hàng tháng Hiệu trưởng tổ chức họp Liên tịch để trao đổi rút kinh nghiệm về hoạt động của nhà trường trong tháng qua, đồng thời đề ra kế hoạch hoạt động của nhà trường trong tháng tới.

- Chủ tịch Công đoàn sau khi đã thống nhất nội dung kế hoạch hoạt động của Hiệu trưởng sẽ triển khai lại cho các thành viên BCH CĐ trong phiên họp BCH để có biện pháp hỗ trợ vận động.

- Những vấn đề phát sinh đột xuất, Hiệu trưởng có thể hội ý với BCH CĐ và ngược lại để hai bên cùng thống nhất chương trình hành động.

- Ban TTND giúp Hiệu trưởng và Lãnh đạo trường giám sát việc thực hiện Nghị quyết hội nghị CBCC và kế hoạch hoạt động hàng tuần, hàng tháng, đảm bảo thực hiện đúng, đủ những điều mà mỗi bên đã cam kết.

- Quan hệ công tác giữa BGH và BCH CĐ là quan hệ hợp tác. Hai bên tôn trọng quyền độc lập của mỗi tổ chức. Trong công tác quản lý, những vấn đề có liên quan đến trách nhiệm, quyền lợi của CBGV thì Hiệu trưởng phải bàn bạc phối hợp với BCH CĐ. Những vấn đề hai bên chưa thống nhất, cần báo cáo xin ý kiến cấp trên. Trong khi chờ ý kiến cấp trên, vấn đề tạm thời được thực hiện theo ý kiến của Hiệu trưởng và Hiệu trưởng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình.

 

PHẦN III: QUI ĐỊNH THỰC HIỆN

Điều 12: Điều khoản thi hành  

- Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn có trách nhiệm tổ chức, thực hiện nghiêm túc qui chế này.

- Sau mỗi học kì, Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn phải kiểm điểm việc thực hiện các nội dung ghi trong qui chế này để rút kinh nghiệm và kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới.

- Qui chế này được thông qua Hội nghị CBCC ngày 01 tháng 10 năm 2015 và có hiệu lực ngay sau Hội nghị.             

 

            TM. BCH CÔNG ĐOÀN

                     CHỦ TỊCH                                                                  HIỆU TRƯỞNG  

 

 

 

 

                   Đặng Văn Tư                                                                          Lê Ngọc Đại

Số lượt xem : 679

Chưa có bình luận nào cho bài viết này

Các tin khác