Đề bài: Phòng bệnh viêm não
Cập nhật lúc : 15:12 19/10/2018
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn : Khoa học Thứ năm ngày 03 tháng 10 năm 2018
Tiết: 14 Tuần:7
PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO
I- Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm não .
- Nhận ra sự nguy hiểm của bệnh viêm não. Thực hiện các cách diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt.
- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
II- Đồ dùng dạy -học : Máy chiếu, thẻ A, B, C
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
3’ 2’ 10’
15’ 5’
|
1) KT Bài cũ: Mời lớp trưởng điều khiển các bạn ôn bài - Nêu nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết? - Nên làm gì để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết? GV nhận xét 2)Bài mới a) Giới thiệu bài: - Mời hs xem đoạn video Hỏi: Đoạn video nói về bệnh gì? Trong các bệnh trẻ em hay mắc phải thì bệnh viêm não đặc biệt nguy hiểm. GT: Đây là hình ảnh bộ não con người. Não là phần trên và trước nhất của hệ thần kinh. Khi bị viêm, não sẽ bị sưng (phù nề) gây chèn ép các dây thần kinh, gây hậu quả nặng nề cho con người. Vậy tác nhân gây bệnh,đường lây truyền và cách phòng bệnh viêm não như thế nào? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu trong bài ngày hôm nay: Phòng bệnh viêm não GV ghi bảng b) Các hoạt động: *Hoạt động 1: Tìm hiểu “Tác nhân gây bệnh viêm não” GV giới thiệu Trước hết chúng ta đi tìm hiểu tác nhân gây bệnh, con đường lây truyền và tác hại của bệnh viêm não qua phần 1: “Tác nhân gây bệnh” - ghi bảng -Để tìm hiểu nội dung này chúng ta cùng tham gia trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” (Slide 4) B1: Phổ biến luật chơi và cách chơi GV chia lớp thành 8 nhóm. - Tất cả các thành viên trong nhóm đều đọc câu hỏi và các câu trả lời trang 30-SGK, tìm đáp án viết vào giấy. Nhóm nào xong thì mang đáp án lên đính lên bảng. Nhóm nào làm xong trước và đúng là nhóm thắng cuộc. - GV cho 1HS đọc nội dung câu hỏi và đáp án B2: HS làm việc theo nhóm. - đính kết quả lên bảng B3: Làm việc cả lớp- chữa bài - GV nêu câu hỏi 1: 1.Tác nhân gây ra bệnh viêm não là gì? NX câu trả lời. Vậy đáp án đúng là đáp án C Chốt ghi bảng: - Do vi rút gây ra. MR: +Tác nhân gây bệnh này giống với tác nhân gây bệnh nào? + Tác nhân gây bệnh này có đặc điểm gì khác với tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết? NX- chuyển câu 2: Câu 2: Lứa tuổi nào thường mắc bệnh viêm não nhiều nhất? NX câu trả lời: Đáp án đúng là d. MR: Vậy các con mấy tuổi? GD: Tuổi các con rất dễ bị mắc bệnh viêm não. Chính vì vậy chúng ta cần phải chú ý phòng bệnh. Cách phòng bệnh như thế nào chúng ta sẽ tìm hểu ở phần sau. Chuyển ý câu 3: Bệnh viêm não lây truyền như thế nào? NX- Cho HS xem hình ảnh muỗi truyền vi rút sang người. Chốt: Vậy con đường lây truyền vi rút chính là do muỗi Ghi bảng: - Muỗi truyền Câu 4: Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào? Đúng vậy, người mắc bệnh này có thể tử vong hoặc để lại di chứng lâu dài -Ghi bảng: tử vong hoặc để lại di chứng. Cho HS quan sát một số hình ảnh về những người chịu di chứng của bệnh viêm não + Ảnh chụp gì? + GV giới thiệu từng hình ảnh GV giảng- chốt nội dung (Slide: 5) Viêm não là một bệnh truyền nhiễm do một loại vi- rút có trong máu gia súc, chim, khỉ…gây ra. Muỗi hút máu các con vật bị bệnh và truyền vi rút sang người.. Bệnh viêm não là một bệnh rất nguy hiểm có đối với con người, đặc biệt là với trẻ em. Bệnh có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng lâu dài. Bệnh này hiện nay chưa có thuốc đặc trị Vậy làm thế nào để phòng bệnh? Ta cùng tìm hiểu Cách phòng bệnh viêm não. * Hoạt động 2: Tìm hiểu “cách phòng bệnh viêm não” Ghi bảng -Y/cầu HS quan sát các H.1, 2, 3, 4 SGK /30, 31 và trả lời câu hỏi : *Tranh 1: Tranh vẽ hình ảnh gì? + Việc ngủ màn có tác dụng gì? + Những bạn nào ngủ màn? * Tranh 2: Người trong hình đang làm gì? + Tiêm phòng có tác dụng gì? + Vậy những bạn nào đã được tiêm phòng bệnh viêm não? NX- khen những HS đã được tiêm phòng. Nhắc nhở những em chưa được tiêm phòng bảo bố mẹ cho đi tiêm phòng vì lứa tuổi của các em rất dễ bị lây bệnh. *Tranh 3: Tranh vẽ gì? + Cách bố trí như vậy có tác dụng gì? Tranh 4: Nội dung tranh 4 là gì? -Việc làm đó có tác dụng gì? GV : Chúng ta có thể làm gì để phòng tránh viêm não ? Ghi bảng: + Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh. +Diệt muỗi, bọ gậy. + Ngủ màn. + Tiêm phòng MR: Nơi em ở mọi người đã làm gì để phòng bệnh? Gia đình em đã làm gì để phòng bệnh? GVKL: (SGV-66) 3. Củng cố, dặn dò: -Trò chơi: Ô chữ kì diệu ( Câu hỏi trắc nghiệm- 4 câu) - Cho HS chọn câu mình thích để trả lời câu hỏi Câu 1: Viêm não là bệnh truyền nhiễm do: a)Một loại vi rút có trong máu gia súc, chim, chuột, khỉ…gây ra b) một loại vi rút có sẵn trong máu. Câu 2: Bệnh viêm não hiện nay: a) Đã có thuốc đặc trị và có thuốc tiêm phòng b) Chưa có thuốc đặc trị nhưng đã có thuốc tiêm phòng. Câu 3: Viêm não là bệnh rất nguy hiểm đối với mọi người đặc biệt là: a)Trẻ em b) Người lớn Câu 4: Nên làm gì để phòng bệnh viêm não a)Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh. b)Không để ao tù, nước đọng, diệt muỗi, bọ gậy. c)Có thói quen ngủ màn. d) Tiêm phòng g)Tất cả các ý trên. *Nhận xét giờ học. - Về nhà nói với bố, mẹ và mọi người những gì đã học trong bài. Xem trước bài sau : Phòng bệnh viêm gan A. |
2 HS trả lời - HSTL: viêm não… - Nghe - ghi vở đầu bài -Nghe - Nghe - 1HS đọc HS thảo luận nhóm
HS chơi theo nhóm Đáp án : 1-c; 2-d; 3-b; 4-a -HSTL Đáp án C: Do một loại vi rút có trong máu gia súc và động vật hoang dã như khỉ, chuột, chim gây ra… - Ghi vở -1HSTL: giống bệnh sốt xuất huyết. -1HSTL: Vi rút gây bệnh sốt xuất huyết có trong máu người bệnh, còn vi rút gây bệnh viêm não có trong máu gia súc, chim, chuột, khỉ -Nghe -HSTL: Đáp án d Ai cũng có thể mắc bệnh này nhưng nhiều nhất là trẻ em từ 3-15 tuổi vì sức đề kháng yếu. -HSTL: 10 tuổi -Nghe. HSTL: Đáp án b Muỗi hút máu các con vật bị bệnh và truyền vi rút gây bệnh sang người -HSTL: Đáp án a- Người bị mắc bệnh này có thể bị chết, nếu sống cũng sẽ bị di chứng như bại liệt, mất trí nhớ. HS QS- trả lời -Nghe -Nghe -HSQS- Thảo luận nhóm 4 -TL: Em bé ngủ có màn (kể cả ban ngày) -TL: Tránh bị muỗi đốt, đề phòng bệnh viêm não, sốt xuất huyết, sốt rét do muỗi truyền bệnh. -Giơ tay -TL: Bác sĩ đang tiêm cho em bé. - Giúp trẻ em phòng được một số bệnh thường gặp. Nếu có mắc bệnh thì mức độ nhiễm bệnh cũng nhẹ hơn những người chưa được tiêm.
Bể nước kín có nắp đậy, có chỗ thoát nước không để nước đọng. Chuồng gia súc được làm xa nhà ở , bể nước. Bể nước kín, có nắp đậy sẽ giúp cho muỗi không có nơi đẻ trứng không phát sinh muỗi. Chuồng gia súc làm cách xa nhà ở để tránh muỗi đốt gia súc rồi lại đốt người. - Mọi người đang làm vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở: quét dọn, khơi thông cống rãnh, chôn kín rác thải, dọn sạch những nơi đọng nước, lấp vũng nước… Làm như vậy để muỗi không có nơi ẩn nấp và đẻ trứng, đề phòng các bệnh lây truyền do muỗi mang lại. - Dọn vệ sinh, tiêm phòng, ngủ màn… - Tham gia chọn và trả lời câu hỏi |
* Điều chỉnh- Bổ sung:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bản quyền thuộc Trường tiểu học Điền Lộc
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép nội dung từ website http://th-dloc.phongdien.thuathienhue.edu.vn/